Những bất công trong cuộc đua săn học bổng

Trước khi đi vào nội dung chính của bài viết hôm nay, mình muốn chia sẻ với các bạn một tài liệu quý của học bổng chính phủ Thụy Điển SISGP – tài liệu mà bạn sẽ không tìm thấy trên trang web chính thức hay ở bất cứ đâu khác. Đây là thông tin mình có được từ một buổi họp với Hội đồng Đánh giá Học bổng SISGP.

Như bạn có thể thấy, một ứng viên tiềm năng lý tưởng (ideal candidate) mà SISGP tìm kiếm thường là người có kinh nghiệm liên quan đến các tổ chức phi chính phủ (NGO) và thể hiện những ảnh hưởng tích cực trong việc thay đổi xã hội. Nói thẳng ra, đó là những người làm việc trong NGO.

Khi xem xét danh sách gần 400 học giả SISGP nhận học bổng mỗi năm, hay học bổng từ các chính phủ khác, bạn sẽ thấy số lượng học giả thuộc các ngành “hot” như STEM, Sustainability & Environmental Sciences, Healthcare & Medicine, Education,… luôn áp đảo.

SISGP tuyên bố rằng họ không cố định số lượng học bổng trao cho từng quốc gia, nhưng từ các buổi networking với học giả đến từ khắp nơi, mình dần nhận ra có một số “cố định” ngầm. Ví dụ, Việt Nam: 8-10 học giả/năm, Campuchia: 4-5 học giả/năm, trong khi các nước ở châu Phi có từ 20-22 học giả/năm.

Học bổng chính phủ Úc AAS thậm chí còn ghi rõ trên trang web: “Applications will be accepted for all fields of study except for general business courses and education management. Please check the Brochure for Intake 2025 for the priority fields of study”. Nghĩa là họ chỉ chấp nhận các ngành học ưu tiên đã định sẵn, loại bỏ nhiều lĩnh vực thuộc kinh doanh và giáo dục.

Năm 2021, mình không thể nộp cho học bổng chính phủ Ireland – Irish Aid, nay đã đổi tên thành Ireland Fellows Programme (IFP) Asia – do yêu cầu ứng viên phải đến từ tổ chức NGO và có thư mời ứng tuyển. Hiện tại, yêu cầu này đã được gỡ bỏ, nhưng họ lại bổ sung tiêu chí GPA tối thiểu 3.0/4.0, cùng với yêu cầu ứng viên phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc. (Thực lòng mà nói, mình không rõ tiêu chí thực sự của học bổng này, bởi hầu hết các học bổng chính phủ hiện nay chỉ quan tâm đến những đóng góp và định hướng từ kinh nghiệm làm việc của ứng viên.)

Nhìn từ thực tế trên, bạn có thể thấy: Luôn có sự bất công trong cuộc đua săn học bổng. Đó là sự ưu ái dành cho những người làm việc trong NGO, chọn các ngành học “hot,” sự khác biệt về địa lý, và sự ưu tiên cho những ai có GPA cao,…

Vậy có phải điều này đồng nghĩa với việc không còn cơ hội cho phần lớn chúng ta – những người có học lực trung bình, làm việc ở công ty bình thường, và muốn theo đuổi một ngành học không quá nổi bật – để đạt được học bổng toàn phần?

Luôn có ngoại lệ, và mình là minh chứng.

Với GPA 3.19, IELTS 6.5, và chưa từng làm việc một ngày nào trong NGO, mình đã giành được học bổng toàn phần SISGP của chính phủ Thụy Điển, theo học ngành “general business”: Master in Communication.

Vậy mình có hoàn toàn khác với “ứng viên lý tưởng” mà Hội đồng Học bổng SISGP đã mô tả không?

Dĩ nhiên là không. Câu chuyện mình nhận được học bổng không chỉ xoay quanh GPA, IELTS, hay công ty mình làm. Nó nằm ở những nỗ lực không ngừng của mình trong nhiều năm làm việc, từ việc xây dựng hồ sơ, thực hiện các dự án cá nhân, đến việc tiến gần hơn tới hình mẫu “ứng viên lý tưởng” mà họ đang tìm kiếm. Nếu bạn đã theo dõi các video của mình, chắc chắn bạn hiểu rõ hơn về hành trình này.

Tóm lại, mình muốn nhắn nhủ với bạn rằng: Có sự bất công trong cuộc đua săn học bổng, nhưng bạn hoàn toàn có thể tận dụng nó để tạo ra những “lợi thế bất công” cho chính mình và trở thành người mà học bổng đang tìm kiếm.

Vậy, lợi thế bất công của bạn là gì?

Bạn đang đọc bài viết thứ chín thuộc chuỗi 30 bài viết trong “Thử thách 30 ngày viết Blog”. Trong những ngày tiếp theo, mình sẽ liên tục đăng tải bài viết mới hàng ngày trên blog. Chủ đề sẽ xoay quanh hành trình học, làm, khám phá và phát triển bản thân. Sẽ rất nhiều bài viết trong số đó là những suy nghĩ ngẫu hứng, những bài học mình chiêm nghiệm và cả những câu chuyện xoay quanh cuộc sống hiện tại của mình.

Đọc thêm các bài viết khác:

Ngày 1Hãy cứ so sánh mình với người khác

Ngày 2: “You should be proud of yourself”

Ngày 3: Ba thùng carton IKEA

Ngày 4: Vết sẹo bốn mũi khâu

Ngày 5: Tạm biệt Gothenburg

Ngày 6: Chuyện làm Youtube và tương lai của kênh

Ngày 7: My location: Lund

Ngày 8: Điều gì khiến ước mơ trở thành sự thật

Ngày 9: Những bất công trong cuộc đua săn học bổng

Ngày 10: IKEA of Sweden

Ngày 11: Lười một chút cũng chả sao

Ngày 12: Đi xa hơn với “Những lợi thế bất công”

Ngày 13: Bí mật “ghi điểm” trong mắt bạn bè quốc tế

Ngày 14: Hành trình tìm việc tại Châu Âu

Ngày 15: Muốn đi nhanh và xa thì đi một mình

Ngày 16: Điều tệ nhất có thể xảy ra là gì

Ngày 17: Mừng cho những thành tựu nhỏ bé

Ngày 18: Cứ xong trước đã – Get things done!

Ngày 19: Không tình yêu tuổi 30

Ngày 20: Hiểu chính mình để yêu bản thân đúng cách

Ngày 21: Sự thật hành trình săn học bổng

Ngày 22: Let it be!

Ngày 23: Chấp nhận một cuộc sống không hoàn hảo

Ngày 24: 10 phút thay đổi cuộc đời

Ngày 25: Nói về đi bộ và Yoga

Ngày 26: Săn học bổng không chỉ vì học bổng

Ngày 27: Burn-out

Ngày 28: Can I have it all?

Ngày 29: Be Better Everyday

Ngày 30: Điều gì xảy ra sau “Thử thách 30 ngày viết Blog”

Cùng đi với mình nhé! Hẹn gặp lại bạn vào ngày mai!

Be Better Everyday,

Lana Thuỷ Nguyễn

Bạn muốn chia sẻ bài viết này?
Lana Thuỷ Nguyễn